COGLAPIX®: BẢO HỘ CHÉO CHỐNG LẠI CÁC SEROTYPE APP

09-Set-2024
X
XLinkedinWhatsAppTelegramTelegram
Ceva Animal Health Vietnam

Bệnh viêm phổi màng phổi (APP) là một trong những bệnh hô hấp quan trọng, trên tất cả các nhóm heo. Tỉ lệ bệnh cao và thường liên quan với stress. Tỉ lệ chết cao gây thiệt hại chủ yếu trên giai đoạn heo thịt, có thể lên đến 15% (thể quá cấp gây đột tử) hoặc ảnh hưởng đến tăng trọng (thể bán cấp hoặc mãn tính gây viêm phổi dính sườn), tăng chi phí điều trị bệnh. Trong suốt giai đoạn bệnh quá cấp/cấp tính, heo có biểu hiện bao gồm: sốt cao, thở khó, tím tái, bỏ ăn, ho và chảy nước mũi.

Bệnh do Actinobacilus pleuropneumoniae (A.p) gây ra. Mầm bệnh là vi khuẩn gram âm có vỏ bọc (capsule). Vỏ bọc capsule và màng ngoài LPS (lipopolysacharide) giúp vi khuẩn trốn thoát sự phòng vệ của vật chủ và cản trở chức năng của đại thực bào. Nhưng yếu tố độc lực quan trọng nhất của vi khuẩn A.p là các loại ngoại độc tố Apx gây tổn thương phổi nghiêm trọng. Cho đến nay, vi khuẩn A.p có 19 serotype khác nhau (Stringer, 2021) và sản sinh 3 loại ngoại độc tố Apx, với sự kết hợp các loại Apx sẽ có độc lực khác nhau. Các serotype được xem là độc lực cao nhất khi sản sinh đồng thời ApxI và ApxII, nhóm độc lực thấp hơn khi sản sinh ApxII và ApxIII, nhóm chỉ sản sinh một loại Apx có độc lực thấp nhất (Stringer, 2022).

Tất cả các serotype đều sản sinh ApxIV – loại Apx không có tính độc lực và được ứng dụng trong xét nghiệm chẩn đoán. Kháng thể chống lại ApxIV do heo nhiễm A.p tự nhiên hoặc từ heo nái truyền cho heo con qua sữa đầu (khoảng 30% đàn nái nhiễm tự nhiên với A.p).

CƠ CHẾ GÂY BỆNH APP VÀ ĐỘC LỰC CỦA A.p

Sự khu trú của vi khuẩn A.p: Sau khi nhiễm qua xoang mũi, mầm bệnh sẽ khu trú tại đường hô hấp trên, đặc biệt trong hạch amidan (tonsil) và xoang mũi. Vi khuẩn A.p cũng có thể xâm nhập trực tiếp vào đường hô hấp dưới, thông qua giọt bắn khi hắt hơi. Khi vào đường hô hấp dưới, màng ngoài LPS giúp A.p bám dính vào biểu mô phế nang và có thể tồn tại bên cạnh đại thực bào và bạch cầu trung tính.

Vi khuẩn A.p có khả năng trốn thoát các phản ứng miễn dịch của vật chủ: Khả năng sống sót bên trong đại thực bào cho thấy vi khuẩn A.p có thể chống lại các phản ứng oxy hóa của các tế bào này. Ngoài ra, A.p còn ức chế hoạt động thực bào thông qua việc sản sinh amoniac bằng cách tác động trên men urease.

Yếu tố quyết định giúp A.p tồn tại và hủy hoại mô là ngoại độc tố Apx (Bossé, 2002). ApxI và ApxIII có tính gây độc tế bào cao, trong khi ApxII có tính độc trung bình đối với đại thực bào và các tế bào đa nhân.

Tổn thương các tế bào nội mô do độc tố Apx, cũng như kích hoạt trực tiếp bởi LPS, bắt đầu quá trình đông máu, tiêu sợi huyết. Kích hoạt đông máu dẫn đến kích hoạt tiểu cầu và hình thành vi huyết khối, thiếu máu cục bộ và sau đó là hoại tử, đó là đặc điểm của viêm phổi màng phổi cấp tính.

Sau khi nhiễm cấp tính, phổi heo có thể phục hồi nhưng màng phổi bị viêm ở thùy hoành cách mô không thể hồi phục trong vòng 3 tháng và gây đau đớn khi hít thở. Ở thể mãn tính hoặc cận lâm sàng, heo mang trùng sẽ bài thải mầm bệnh; heo không sốt nhưng biểu hiện ăn kém, giảm tăng trọng, viêm phổi dính sườn.

A.p rất khó loại trừ, heo bệnh thường ở dạng mang trùng và ảnh hưởng dai dẳng trong đàn. Heo nái có thể là nguồn mang trùng và lây nhiễm sớm cho đàn heo con khoảng 10 ngày tuổi (Sassu, 2018). Tuy vậy, heo con theo mẹ không thấy biểu hiện lâm sàng do có kháng thể mẹ truyền khi heo nái bị nhiễm tự nhiên hoặc tiêm phòng.

Sự sụt giảm kháng thể mẹ truyền có liên quan đến sự nhân lên của A.p  trong hạch tonsil làm tăng nguy cơ bệnh vào khoảng 12 tuần tuổi (Sassu, 2018).

Việc điều trị bằng kháng sinh thường là quá trễ và kém hiệu quả do đề kháng thuốc (Stringer, 2022), chi phí điều trị cao hơn nhiều so với tiêm vắc-xin. Thêm vào đó, mỗi cá thể hoặc đàn heo có thể nhiễm cùng lúc nhiều serotype. Vì thế, vấn đề bảo hộ chéo là rất cần thiết nhằm chống lại APP. Trong đó, vắc-xin toxoid chứa độc tố Apx là một giải pháp hữu hiệu phòng ngừa bệnh này.

Stringer và cộng sự (2022) đề xuất một chương trình kiểm soát hữu hiệu bệnh APP trên heo, bao gồm sự kết hợp của 3 yếu tố:

(1) Quản lý chuồng nuôi: an toàn sinh học tốt, quản lý thông thoáng và giảm mật độ nuôi nhốt, tầm soát sự lưu hành của A.p trên đàn mới (hậu bị nhập đàn).

(2) Tiêm phòng bằng vắc-xin phù hợp với sự lưu hành các serotype hiện có trong trại hoặc vắc-xin độc tố (toxoid).

(3) Kết hợp sử dụng kháng sinh để giảm lưu hành và truyền lây vi khuẩn A.p trong đàn.

Dùng cám trộn kháng sinh cho nái để giảm truyền lây cho heo con hoặc dùng điều trị dự phòng. Tiêm kháng sinh để giảm thiểu sự khu trú A.p tại hạch tonsil.

Ceva khuyến cáo tiêm MARBOX® (Marbofloxacin 10%) liều duy nhất 1ml (liều cao>8mg/kg thể trọng) cho mỗi heo con khi cai sữa nhằm giảm sự khu trú và loại trừ A.p ra khỏi hạch tonsil. Marbofloxacin được xem là kháng sinh được chỉ định đặc biệt kiểm soát vi khuẩn A.p, và là kháng sinh có thể đạt nồng độ cao và đạt nồng độ trị liệu trong hạch tonsil.

GIẢI PHÁP CỦA CEVA

COGLAPIX® là vắc-xin toxoid được sản xuất tại Châu Âu, đạt tiêu chuẩn GMP, đem lại hiệu quả toàn diện:

  • Bảo hộ chéo chống lại các serotype A.p,
  • Bảo hộ kéo dài đến 24 tuần tuổi,
  • Rất an toàn khi tiêm cho heo.

COGLAPIX® chứa đủ 3 loại ngoại độc tố Apx (I, II, III), đảm bảo hàm lượng LPS đủ để kích thích miễn dịch nhưng không quá cao nhằm đảm bảo an toàn sau tiêm.

Đến nay, Ceva đã chứng minh hiệu quả bảo hộ chéo bằng các thí nghiệm công độc chống lại các serotype: 1-2-3-4-5-6-7-8-9-11-17 (bao gồm hầu hết các dòng độc lực cao).

Các thí nghiệm công độc cho thấy thời gian bảo hộ sau khi tiêm vắc-xin là 24 tuần, bảo hộ heo đến thời điểm xuất thịt, hoặc tái chủng nếu làm hậu bị thay đàn.

TIÊM PHÒNG COGLAPIX®

Chương trình tiêm vắc-xin hiệu quả cần dựa các yếu tố:

1. Tình trạng bệnh lâm sàng, lứa tuổi.

2. Miễn dịch mẹ truyền có thể trung hoà vắc-xin.

3. Các yếu tố gây ức chế miễn dịch (độc tố nấm mốc; các bệnh gây giảm miễn dịch, đặc biệt là virus PRRS).

Trên thực tế, bệnh do A.p thường xảy ra ở giai đoạn trễ khi nuôi thịt, xung quanh 16 tuần tuổi. Kháng thể mẹ truyền thường giảm trong khoảng 4-6 tuần, nhưng trên một vài ổ đẻ có thể đến 8 tuần (Vigre 2003). Do vậy, chương trình tiêm phòng thường được khuyến cáo là: tiêm mũi đầu tiên sau 8 tuần tuổi và tiêm lặp lại lúc 11 hoặc 12 tuần tuổi.

Tiêm vắc-xin vi khuẩn hay vắc-xin toxoid không thể ngăn ngừa vi khuẩn A.p khu trú ở đường hố hấp trên. Vắc-xin vi khuẩn (bacterin) đòi hỏi tính đặc hiệu với serotype. Vắc-xin toxoid không phụ thuộc vào serotype, dựa trên đáp ứng kháng thể trung hòa chống lại các ngoại độc tố Apx (I, II, và III). Vì vậy, vắc-xin toxoid đem lại hiệu quả tốt hơn, giúp ngăn ngừa triệu chứng lâm sàng, giảm bệnh tích phổi và tỉ lệ chết, giảm chi phí kháng sinh.

Để đánh giá hiệu quả vắc-xin nên kết hợp đánh giá năng suất và chấm điểm phổi tại lò mổ.

Ceva cung cấp giải pháp hoàn chỉnh với việc tiêm phòng COGLAPIX® kết hợp đánh giá hiệu quả trước và sau khi tiêm bằng công cụ Ceva Lung Program (gọi tắt là CLP). CLP là ứng dụng cài đặt trên iPad, chạy trên Android hay iOS, là công cụ đánh giá bệnh tích APP theo mô hình SPES cải tiến (SPES: Slaughterhouse Pleurisy Evaluation System: Đánh giá bệnh tích viêm màng phổi tại lò mổ).

Chấm điểm bệnh tích phổi bằng công cụ CLP giúp đánh giá toàn diện và chính xác tình trạng nhiễm A.p trong trại, mức độ lưu hành và nghiêm trọng của bệnh thông qua kết quả về tỉ lệ phổi có bệnh tích APP và chỉ số APP.

KẾT LUẬN

Việc kiểm soát APP ngày càng quan trọng trong tình hình hiện nay, do áp lực bệnh ngày càng tăng, biểu hiện lâm sàng trên nhóm tuổi ngày càng sớm, đàn heo giống được nhập từ nhiều nguồn khác nhau, và giảm sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi. Việc tiêm vắc-xin toxoid như COGLAPIX® nhằm tạo bảo hộ chéo chống lại các serotype A.p là giải pháp hữu hiệu, kết hợp với các giải pháp quản lý chuồng nuôi và sử dụng kháng sinh hợp lý.

 

X
XLinkedinWhatsAppTelegramTelegram
1 gostocomentaFavoritos

Pedir orçamento

Para enviar o orçamento, necessitamos que nos forneça os seguintes dados para poder calcular o custo de envio: